Cách chăm sóc cho con mới tách mẹ như thế nào cho đúng

Cho So Sinh

Nuôi chó sơ sinh là một công việc không hề đơn giản, để chó có thể phát triển tốt ngay từ khi mới chào đơi thì bạn cần phải biết cách chăm sóc cho chó sơ sinh. Việc chăm sóc tốt sẽ đảm bảo sự an toàn cho sức khoẻ của mẹ và con.

Môi trường sống khi nuôi chó sơ sinh.

Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con bắt đầu phải chịu đựng những điều kiện sống tương đối khắc nghiệt. Mọi điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và cả dinh dưỡng đều trở nên khác biệt đối với chúng.  Vì vậy khi chăm sóc chó sơ sinh chúng ra cần đảm bảo môi trường sống thích hợp.

Cho So Sinh

Có thể sử dụng một chiếc hộp đủ lớn hoặc ổ đẻ để làm chỗ nằm cho mẹ và con, như vậy chó mẹ với có thể bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể của cún. Tránh đặt chúng ở nơi quá sáng vì như vậy chó mẹ sẽ cảm giác không an toàn cho con của mình. Lót nhiều giấy báo và một vài chiếc khăn vào đáy hộp để tạo cho cBên cạnh đó việc lót đệm ấm vào chỗ nằm của chó con cũng là một việc làm hữu ích khi nuôi chó sơ sinh. Bạn có thể đặt đệm làm ấm phía dưới lớp báo, mở nhiệt độ phù hợp để giữ ấm cho chó con, đặc biệt là những khi chó mẹ không ở bên cạnh chúng. Đối với chó sơ sinh, nhiệt độ an toàn cụ thể như sau:

4 ngày đầu tiên sau khi chào đơi: 29,5°C – 32°C

5 – 10 ngày tiếp theo: nhiệt độ giảm dần còn khoảng 26°C

Sau tuần thứ 4: nhiệt độ giảm dần còn khoảng 22,2°C

Bạn nên lưu ý cần thay giấy báo và khăn khi cảm thấy chúng đã dơ, thay hộp giấy sạch hoặc vệ sinh ổ đẻ của chó để nơi ở của chó luôn được thoáng và sạch sẽ.ho cún sự êm ái và khô thoáng, tạo cảm giác thoải mái khi nằm.

Chế độ ăn uống của các cún nhỏ.

Khi cún con vừa ra đời, sức đề kháng chưa được hình thành nên phải cho chúng uống sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất dành cho chó con vì trong sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng, hàm lượng các chất acid amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao có thể giúp cho chó con hình thành nên hệ miễn dịch tốt nhất. Do đó, cần đặc biệt chú ý trong 4 ngày đầu tiên sau sinh, cần nuôi chó sơ sinh hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Che Do An Cho Cho

Khi cún con đã được 5 ngày tuổi, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ấm bằng các sử dụng bình bú hoặc dùng kim tiêm bơm sữa vào miệng, sau 10 ngày, có thể cho cún tự liếm sữa trong đĩa. Kết hợp liên tục việc bú sữa mẹ và uống từ 100 -200 ml sữa ấm mỗi ngày trong một tháng để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho cún con.

Sau khi cún con được 3 tuần tuổi, bạn bắt đầu tập cho cún ăn dặm bằng cháo loãng và thịt heo băm nhỏ, cho ăn 1 -2 bữa nhỏ mỗi ngày. Khi được 1 tháng tuổi, bạn có thể tăng cường chế độ ăn của cún bằng cách bổ sung thêm cá, trứng và các loại rau củ vào khẩu phần ăn hàng ngày của chúng.

Điều chỉnh chế độ ăn thành 4-6 bữa nhỏ mỗi ngày khi cún đã được 4 tháng tuổi, để đảm bảo sức khoẻ cho hệ tiêu hoá và dạ dày của cún thì bạn lưu ý phải nấu chín thức ăn và có độ loãng nhất định. Sau  4 tháng tuổi được xem như là chó trưởng thành, lúc này bạn chỉ cần chăm sóc chúng như với những chú chó trưởng thành khác. Cho chó ăn 2-3 bữa/ ngày và linh động lượng thức ăn theo mức độ phát triển của cơ thể chó. Lưu ý không nên cho chó ăn quá no vào một lần, như vậy sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá của chúng.

Kiểm tra thú ý và tiêm phòng bệnh cho chó sơ sinh.

Chó thường mang giun và một số ký sinh vật khác có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ, vì vậy bạn cần sử dụng các loại thuốc phòng bệnh ngay khi cún con đã đủ lớn.

Sau hai tuần tuổi, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chống giun cho chó con. Fenbendazole (Panacur) phù hợp cho chó từ 2 tuần tuổi trở lên. Panacur có dạng lỏng và được sử dụng bằng cách dùng ống tiêm bơm vào miệng chó sau khi bú sữa. Cho uống mỗi ngày 1 lần trong 3 ngày. Liều lượng uống là 2 ml mỗi ngày cho mỗi kilôgam cân nặng.

Khi chó con đủ 6 tuần tuổi, hãy đưa cún đến thăm bác sĩ thú y để được thoa thuốc chống bọ chét. Đối với fipronil (Frontline) thì chó phải đạt tối thiểu 8 tuần tuổi và trên 2 kg thì mới có thể được bôi.

Có thể bắt đầu tiêm chủng chó con khi đạt 6 tuần tuổi. Chó con đã có một mức miễn dịch nhất định từ sữa mẹ, nhưng chúng vẫn cần tiêm chủng bổ sung để đảm bảo. Bạn nên hỏi bác sĩ thú y về kế hoạch tiêm chủng thích hợp và đảm bảo rằng bạn không bỏ qua bất kì đợt tiêm chủng nào để có thể bảo vệ tốt nhất sức khoẻ cho cún.

Trên đây là cách chăm sóc chó sơ sinh đúng cách mà bất kì ai khi nuôi chó cũng nên biết. Những chú chó con khi mới sinh ra còn rất yếu ớt vì vậy là một người chủ tốt bạn hãy nuôi chó sơ sinh một cách tỉ mỉ và cẩn thận để chúng luôn được khoẻ mạnh và sống trong một môi trường tốt nhất nhé.