Làm sao để sơ cứu khi bị chó cắn

Lam Gi Khi Bi Cho Can

Đôi khi chúng ta tự hỏi liệu khi vô ý bị chó cắn thì phải làm sao, xử lí vết thương như thế nào để đảm bảo an toàn. Liệu chó cắn có phải bị dại hay không?

Trong bài viết này, J&Pet sẽ chia sẻ với các bạn cách sơ cứu khi bị chó cắn bằng 5 bước dưới đây một cách nhanh chóng nhất.

 

Lam Gi Khi Bi Cho Can

 

1. Vệ sinh vết cắn

– Đầu tiên, bạn phải tách rời phần quần/áo ra khỏi vị trí vết cắn. Nếu vết cắn ở chân thì bạn có thể xắn quần lên hoặc dùng kéo cắt bỏ phần vải ngay vết cắn. Thao tác này sẽ giúp hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần, làm bám nhiều hơn vào vết thương.

Ve Sinh Vet Can

– Sau đó bạn phải nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh. Dùng nước ấm thì càng tốt. Bạn có thể sử dụng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương. Tuy nhiên, tránh chà sát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

2. Kiểm tra vết cắn

Sau khi vệ sinh sạch sẽ vết cắn xong thì lúc này bạn cần kiểm tra lại xem tình trạng vết cắn nặng nhẹ thế nào. Nếu chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ thì bạn có thể tự băng bó tại nhà.

Nếu rơi vào trường hợp sau thì bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị hiệu quả hơn:

– Vết cắn sâu trên 2cm.

– Vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.

– Sau 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng.

– Có quá nhiều vết cắn.

3. Băng bó vết thương

Sau khi rửa sạch vết thương xong thì bạn nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông.

Trong trường hợp nếu vết thương khá sâu và máu chảy không ngừng thì sau khi sơ cứu băng bó vết thương xong, bạn phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng mất quá nhiều máu.

4. Theo dõi con chó

Sau khi sơ cứu vết thương xong thì việc cần làm tiếp theo là xác định xem con chó đã cắn bạn là từ đâu đến. Việc này vô cùng quan trọng bởi nó là căn cứ để xác định xem bạn có nguy cơ bị phát dại hay không. Nếu đó là chó có chủ thì bạn cần yêu cầu chủ nhốt chó lại, một mặt là tránh tình trạng chó cắn người lung tung, hai là để tiện theo dõi tình trạng bệnh của con chó.

Tuy nhiên, nếu đây là chó hoang, chó lạ hoặc sau 15 ngày theo dõi, con chó bỗng phát bệnh và có dấu hiệu bất thường thì bạn cần đi gặp bác sĩ ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời.

5. Những trường hợp nguy cấp cần đi tiêm phòng ngay

– Đã xác định được con chó cắn bạn là chó đang phát bệnh. Biểu hiện chó phát bệnh thường có mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép, trông buồn bã…

– Địa điểm bạn bị chó cắn gần hoặc nằm trong vùng đang có dịch bệnh chó mèo.

– Chó cắn bạn là chó hoang, chó lạ không thể theo dõi được.

– Vết cắn quá nặng, quá nhiều.

– Ngoài ra, nếu bạn là người đang mắc một trong những bệnh như tiểu đường, bệnh gan, ung thư, HIV thì cũng cần liên hệ với trung tâm y tế ngay để có hướng giải quyết kịp thời.