Một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp của các giống chó và mèo chính là bộ lông khỏe mạnh, dầy, đẹp óng ả. Làm thế nào để giúp chó, mèo có được bộ lông lộng lẫy mà mỗi khi bạn dắt chó, mèo ra đường mọi người đều trầm trồ khen ngợi?
Trong bài viết này J&Pet sẽ chia sẻ cho các bạn các 10 tuyệt chiêu giúp bạn chăm sóc cho bộ lông chó mèo một cách hoàn hảo nhất
Hiểu về da và lông chó mèo
Da chó mèo nhậy cảm hơn da người vì vốn nó đã có lớp lông dày bảo vệ. Lẽ đương nhiên các sản phẩm xà phòng, sữa tắm, nước rửa bát của người có nhiều chất hóa học, thành phần Xút cực kỳ hại da được khuyến cáo không nên sử dụng để tắm cho chó, mèo.
Khi da chó mèo yếu, bị tổn thương, nó sẽ dẫn tới nguyên nhân rụng lông làm chó mèo không thể có được bộ lông đẹp. Chó, mèo có nhiều kiểu lông: lông ngắn, lông dài, lông 2 lớp, lông xoăn,… sự óng mượt của lông không chỉ có tác dụng làm đẹp cho thú cưng mà nó là yếu tố quan trọng giúp chó, mèo bảo vệ cho da, hạn chế làm chó mèo bị ướt, ẩm vào da khi mưa.
Yếu tố di truyền là quan trọng
Nếu bạn tìm mua cún con của những cặp chó bố, mẹ có bộ lông đẹp thì khả năng cún con sở hữu bộ lông dầy, đẹp là rất cao. Vì vậy mà nhiều bạn hiện nay bổ ra số tiền lớn để sở hữu những thú cưng “Đẹp từng trong trứng nước này”.
Nguồn gen đẹp cộng với điều kiện chăm sóc tốt sẽ giúp chó, mèo luôn khỏe đẹp. Nếu bạn đang muốn tìm mua chó, mèo về bầu bạn, hãy tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo có chó bố mẹ đẹp.
Tạo môi trường sống thuận lợi
Chó, mèo cần có không gian sống để vận động chơi đùa và phát triển. Nếu chó, mèo phát triển thể chất tốt, cơ thể khỏe mạnh, tự khắc bộ lông sẽ óng mượt. Trong thiên nhiên các bạn có thể thấy những con soi, gấu, hổ gầy dơ xương nhưng bộ lông vẫn óng đẹp.
Ăn no không có nghĩa là lông sẽ đẹp. Điều kiện khí hậu là rất quan trọng để phát triển bổ lông. Các giống chó, mèo cảnh lông dài sẽ ưa khí hậu lạnh và khô để giúp bộ lông phát triển đẹp nhất.
Bạn đang ở Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, hãy cố tạo môi trường sống thoáng mát nhất cho chó mèo như việc đặt chuồng chó, mèo, lắp thêm hệ thống quạt, mái che làm mát, điều hòa,…
Lựa chọn dầu tắm phù hợp
Tắm chó chó, mèo cưng không chỉ giúp bộ lông chúng trở nên bóng đẹp mà còn đem lại mùi thơm ưa thích mà chủ nhân của chúng mong muốn.
Tuy nhiên ngoài quan tâm đến các đặc tính như nước hoa hay thuốc nhuộm, với chó mèo đang gặp vấn đề bệnh lý về da hoặc có da nhậy cảm, chủ nhân nên chọn mua các loại dầu tắm được chiết xuất thảo dược sẽ tốt hơn.
Trường hợp bị bệnh ngoài da, không nên dùng các sản phẩm dầu tắm thông thường mà nên dùng các loại thuốc xịt hoặc dầu tắm trị liệu.
Đừng tắm quá nhiều
Nhiều bạn cho rằng, chó, mèo giống như con người, ngày nào cũng phải tắm. Tuy nhiên việc tắm bằng dầu tắm thường xuyên sẽ làm mất đi các chất nhờn bảo vệ tự nhiên của da chó mèo, làm da chó mèo dễ bị khô và yếu.
Cố gắng giữ da và lông khô ráo
Sau khi tắm hoặc đi chơi trời mưa về, bạn cần giúp chó, mèo làm khô lông, với các loài chó, mèo lông sát hay lông ngắn, việc làm khô lông rất đơn giản, chỉ cần lấy khăn lau hoặc cho chó, mèo vận động tự nhiên, không nhốt, hoặc sưởi nắng sẽ giúp lông khô.
Tuy nhiên với các loại chó, mèo có lông dài, lông 2 lớp dầy thì việc trang bị một máy sấy lông chuyên dụng là điều rất cần thiệt. Khi sấy lông sau tắm, bạn có thể để nấc nhiệt độ nhẹ để không làm da chó, mèo bị khô.
Hàng ngày đặc biệt trong giai đoạn thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc. bạn có thể dùng máy sấy lông chuyên dụng xì lông cho chó, mèo. Vừa có tác dụng làm bông, vừa loại bỏ bụi bẩn và đảm bảo da chó, mèo luôn khô. Nếu để da chó mèo bị ẩm và bẩn lâu sẽ dẫn tới các bệnh về da như viêm da, vảy gầu, nấm, ghẻ.
Chải lông chó, mèo, mát xa cho chó mèo hàng ngày
Công việc chải lông và mát xa không chỉ tốt cho lông, chó mèo, giúp lông mượt và không bị rối. Nó còn giúp việc tuần hoàn máu trên bề mặt da của chó mèo tốt hơn, việc mát xa cũng làm cho chó mèo khỏe mạnh hơn từ đó giúp da và lông khỏe mạnh.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý chọn lược và răng lược phù hợp để không làm tổn thương da hay gẫy lông khi chải. Việc chải lông và mát xa hàng ngày còn giúp tăng them tình cảm giữa chó, mèo với chủ nhân của chúng.
Phòng và diệt ký sinh trùng
Các loại nội ký sinh trùng như giun, sán hay ngoại ký sinh trùng như ve, rận, ghẻ gây ảnh hưởng đến da và lông chó, mèo như thế nào? Ngoại ký sinh trùng đương nhiên là gây ảnh hưởng trực tiếp thông qua việc làm tổ, gây tổn thương bề mặt da chó, mèo dẫn tới viêm da, loét da, rụng lông chó mèo.
Nội ký sinh trùng làm mất máu và hút các chất dinh dưỡng trong cơ thể chó mèo, làm chó mèo mất máu, thiếu dưỡng chất khiến cơ thể suy yếu và bộ lông cũng không thể đẹp được.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn giầu đạm, đồ ăn tươi, vitamin và các axit béo omega 3 – 6 rất có lợi cho da và lông của chó, mèo. Khi nấu thức ăn cho chó mèo, bạn có thể cho thêm 1 thìa nhỏ dầu olive, dầu mè, dầu vừng (không cho nhiều quá dẫn tới đi ngoài).
Bổ sung thêm các dưỡng chất thông qua thực phẩm chức năng hoặc chế độ ăn tươi. Một số trang trại cho chó ăn đồ ăn sống cũng giúp da lông chó óng mượt tuy nhiên ăn sống có thể là nguồn gây nhiễm giun sán và các khuẩn khác. 1 tuần bổ sung cho chó 2 quả trứng sống cũng là một cách tuyệt vời giúp chó có bộ lông óng mượt. Các bạn cần tập cho chó mèo ăn đồ tươi sống để tránh gặp các rắc rối về tiêu hóa nhé.
Sử dụng các loại dầu dưỡng lông
Dầu dừa có tác dụng rất tốt để dưỡng lông tóc hoặc các loại dầu dưỡng lông, dầu xả chuyên dụng cho chó mèo. Các sản phẩm này có thể dùng khi tắm cho chó, mèo. Thoa dầu khắp người chó, mèo, dùng tay xoa, mát xa giúp dầu ngấm đến tận chân lông, ủ 3 – 5 phút sau đó xả sạch bằng nước và nhớ làm khô lông cho các bé sau tắm nhé.
Trên đây J&Pet đã chia sẻ những kinh nghiệm của chúng mình về vấn đề chăm sóc bộ lông đẹp cho chó, mèo. Rất mong những thông tin này sẽ là lời khuyên hữu ích cho các bạn. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng Inbox trực tiếp qua trang web và page của J&pet nhé!