Hội chứng Coprophagia khi chó tự ăn phân?

Cho An Phan Jnadpet

Thật ngỡ ngàng khi chó tự ăn phân của mình hoặc phân của động vật khác thậm chí cả phân người đúng không. Nhưng khoa học đã giải thích rất rõ về hiện tượng này ở chó. Cùng J&Pet tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp cho việc các bạn Boss tự ăn phân nhé.

 

 

Hành vi của Chó ăn phân của chính mình hoặc của loài khác gọi là hội chứng Coprophagia. Mặc dù không thể kết luận chính xác lý do tại sao nó xảy ra, Coprophagia được coi là một hành vi bình thường ở nhiều loài, trong đó có Chó.

 

Cho An Phan Jnadpet

Tại sao chó lại ăn phân?

– Hành vi ăn phân được hình thành có thể do dữ kiện lịch sử về một giai đoạn khan hiếm thức ăn và đói kém ở chó. Chó không tìm được đủ thức ăn nên phải ăn xác thối, rác và phân các loài vật khác để sinh tồn.

– Trong lịch sử tự nhiên, chó rừng, chó hoang thường ăn phân bò, phân động vật ăn cỏ để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng, vitamin vì hệ tiêu hoá của chó khó tiêu hoá được thực vật, phân của động vật ăn cỏ đã được trải qua quá trình tiêu hoá lần 1 nên chó sẽ dễ hấp thụ các chất vitamin dư thừa có trong phân.

– Một số quốc gia từ hàng nghìn năm trước đây thậm chí sử dụng chó như một công cụ dọn dẹp rác thải hữu cơ. Thức ăn thừa, chất thải phân,… Chính những dữ kiện lịch sử này ảnh hưởng đến bộ gen của chó dẫn tới một số con chó hiện nay có xu hướng ăn phân như một nhu cầu rất bình thường.

– Ăn phân được xem là biểu hiện rất bình thường ở chó con. Với tính hiếu động và ham ăn, cún con có thể gặm phá và ăn bất cứ thứ gì mà nó tìm thấy trong chuồng. Sau này, khi chó con trưởng thành, hành vi này có thể giảm bớt hoặc biến mất.

– Một số chó trưởng thành vẫn có hành vi ăn phân có thể do điều kiện sống. Nhiều gia đình thậm chí có thói quen cho chó ăn phân trẻ con. Một số chủ nuôi không có kinh nghiệm chăm sóc để chó đói hoặc cho ăn không đủ chất dẫn tới chó phải ăn rác, gặm tường hoặc ăn phân để bổ sung khoáng chất. Chuồng nuôi chó quá chật, chó đi đại tiện trong chuồng nhưng không muốn nằm lên phân vì thế nó tự dọn vệ sinh sạch sẽ để có chỗ nằm nghỉ.

– Chó mẹ, chó cái ăn phân cũng có thể do bản năng làm mẹ vì chó mẹ phải thường xuyên vệ sinh, liếm hậu môn cho chó con để làm sạch cho chó con và kích thích cho con đi vệ sinh. Ăn phân chó con cũng là cách để chó mẹ giúp vệ sinh ổ tránh ổ chó bẩn dẫn tới nhiễm khuẩn hoặc thu hút các loài động vật ăn thịt khác.

 

Tác hại của hành vi chó ăn phân

 

Từ những dữ kiện phần trên. Có thể thấy hành vi ăn phân không phải xấu đối với chó thậm chí là cần thiết trong trường hợp chó mẹ chăm sóc chó con. Tuy nhiên, đứng trên góc độ người chơi thú cưng thì cần tìm cách loại bỏ hành vi này.

– Hãy thử tưởng tượng bạn rất muốn ôm chú cún cưng của mình vào lòng thậm chí là hôn hít thú cưng khi mà trước đó 5 phút cún vừa đùa nghịch và ăn phân thối.

– Tạo hình ảnh xấu cho các cún khác bắt chước. Nếu bạn đang nuôi nhiều chó trong gia đình, các con chó sẽ có xu hướng học hỏi nhau. Chó con học theo chó mẹ, chó đàn học theo con đầu đàn. Nếu con mẹ hoặc con đầu đàn có hành vi ăn phân, các con chó khác sẽ bắt chước theo.

– Tác hại nguy hiểm nhất: Phân là chất thải tiêu hoá của chó hoặc của vật nuôi khác, nó chưa rất nhiều mầm mống bệnh tật. Việc lây nhiễm giun, sán và các loại virut, vi khuẩn nguy hiểm cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá của chó sẽ dễ dàng xảy ra khi chó của bạn ăn phải phân chó đang nhiễm bệnh. Vì vậy khi chó của bạn đang nhiễm giun, sán hoặc bị bệnh, tuyệt đối cách li chó với chó khác để tránh lan truyền bệnh tật.

 

Làm thế nào để xử lý hành vi chó ăn phân?

 

– Chú ý chế độ dinh dưỡng cho chó: không phải 100% chó thiếu chất đều ăn phân. Nhưng việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển là điều mà mọi chủ nuôi nên làm.

– Cải thiện chất lượng môi trường sống cho chó: Chuồng nuôi chó phải cao, khô ráo và đủ rộng để chó đi lại, nghỉ ngơi trong chuồng. Nếu chó đi đại tiện trong chuồng, cần nhanh chóng vệ sinh dọn dẹp hoặc sàn chuồng phải có khe đủ rộng để phân chó con, chó trưởng thành có thể rơi xuống khay vệ sinh bên dưới tránh chó vầy nghịch hoặc ăn phân.

– Xây dựng thói quen tốt cho chó: Xây dựng cho chó thói quen đi vệ sinh đúng giờ và đi vệ sinh đúng nơi quy định. Khu vực đi vệ sinh phải tránh xa khu vực vui chơi. Để làm được điều này đòi hỏi chủ nuôi phải dành rất nhiều thời gian và công sức dậy dỗ chó. Chó con có thể đi đại tiện 2-3 lần/ ngày, chó trưởng thành có thể nhịn 1-2 ngày không đi đại tiện.

– Tách chó con khỏi chó mẹ sớm: Như chúng ta biết, chó mẹ có xu hướng dọn chất thải cho chó con. Nhiều chó mẹ chăm con khéo có thể dọn phân cho chó con đến lúc 2 tháng tuổi, điều này vô tình tạo ra hình ảnh giáo dục chó con, làm chó con bắt chước ăn phân. Việc tách chó con sớm sẽ giúp chủ nuôi mới giáo dục chó con theo hướng mong muốn của mình. Các bạn có thể đón chó con khi chó con được 60 đến 65 ngày sau khi chó con đã được chủ nhân giống tiêm phòng 2 mũi và tẩy giun đầy đủ.

Trên đây J&Pet đã chia sẻ những kinh nghiệm của chúng mình về vấn đề chăm sóc bộ lông đẹp cho chó, mèo. Rất mong những thông tin này sẽ là lời khuyên hữu ích cho các bạn. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng Inbox trực tiếp qua trang web và page của J&pet nhé!