Chó là một trong những loại vật nuôi có khả năng sinh sản độc lập. Tuy nhiên, đối với các giống chó cảnh, chó nhà, tính hoang dã và bản năng của chúng đã mai một. Sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu như các chủ nuôi nắm vững cách chăm sóc chó mang thai.
Nếu vậy, cún cưng sẽ nhanh hồi phục sức lực sau quá trình thai nghén. Hơn nữa, đàn cún con cũng sẽ khỏe mạnh và ra đời an toàn hơn. Nếu bạn chưa biết cách chăm sóc thì cùng tham khảo với J&PET qua bài viết dưới đây nhé!!!
Thời gian mang thai của chó.
Ngày xưa, các cụ chúng ta có câu: “Người mang thai 9 tháng 10 ngày, còn chó mèo thì 2 tháng 10 ngày”. Thực tế cũng đúng như vậy đấy.
Thời gian chó mang thai trung bình kéo dài khoảng 58 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Giống như tất cả các động vật có vú, sau khi chó con được sinh ra chó mẹ cho chó con bú và chăm sóc chó con vài tháng, với sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình, lúc này con mẹ sẽ trở nên hung dữ. (Nguồn: wikipedia)
Ngày mang thai này được tính từ ngày thụ thai. Nếu như bạn chủ động trong việc phối giống cho cún. Hãy tính từ ngày đưa đi phối giống, cộng thêm 1 ngày. Đối với các giống lớn, quá trình mang thai của chó có thể ngắn hơn giống nhỏ. Và lứa đẻ nào càng ít con thì thai kỳ của chó lại càng dài.
Dấu hiệu chó mang thai mà chúng ta cần biết.
Trước khi đưa ra cách chăm sóc chó mang thai, chúng ta cần có những dấu hiệu để nhận biết chó của mình có mang thai không nhé.
- Sự thay đổi bên ngoài của chó: Dấu hiệu cơ bản nhận biết chó có thai chính là sự thay đổi của núm vú. Núm vú sẽ trở nên hồng hào và căng phình hơn, dấu hiệu này trở nên rõ rệt sau khi thụ thai được 2-3 tuần
- Tuần thứ 4-5 thì bụng sẽ trở nên căng tròn và đầy hơn
- Khi bước sang tuần thứ 6-9, cơ thể chúng có thay đổi rõ rệt như tuyến vú căng phồng
- Sau một thời gian thụ tinh, chúng trở nên hiền: Đôi lúc có biểu hiện mệt mỏi và nghén. Lúc này bạn có thể chuẩn đoán chó nhà mình mang thai hay không?
- Thay đổi khẩu vị: Khi chó có thai, tử cung của chúng phát triển hơn và chiếm nhiều diện tích. Vì vậy lúc này chó mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn và ăn từng chút một.
- Tìm ổ đẻ: Chó mẹ thường tìm vị trí và ổ đẻ trước khoảng 2-3 tuần, thường vào những tuần cuối của giai đoạn mang thai. Do đó, để chăm sóc chó mang thai, bạn cần chuẩn bị một nơi kín đáo, đảm bảo yên tĩnh và thoáng rộng để cho chó mẹ nằm trước.
- Biện pháp chuẩn đoán chó có thai: Thông thường cũng phải sớm nhất từ 26-35 ngày sau phối giống. Tất cả đều dựa vào thăm khám lâm sàn của các bác sĩ thú ý.
Bạn lưu ý không chụp X-quang khi chó mới mang thai. Chỉ được dùng X-quang để xác định được số lượng con chứ không có ý nghĩa chuẩn đoán.
Lưu ý dấu hiệu chó mang thai giả và cách khắc phục mang thai giả ở chó.
Khi chó ở độ tuổi sinh sản, hiện tượng mang thai giả rất dễ xảy ra với chó. Những chú chó thường bị hư thai trước đó thì tần suất xảy ra hiện tượng mang thai giả là rất cao.
Chó có hiện tượng mang thai giả xảy ra ngay sau khi động dục khoảng 8 – 9 tuần, các bầu vú căng hồng, bụng to … có dấu hiệu của chó cái mang thai. Nhưng khi vào giai đoạn tìm ổ đẻ, chó cái lại không đẻ và không có thai. Đây chính là hiện tượng rối loạn sinh lý tiền mãn kinh ở chó, gọi là hiện tượng mang thai giả ở chó.
Khi bạn phát hiện chó mang thai giả, bạn không nên lo lắng vì nó sẽ tự hết khoảng sau 1 tháng. Bạn nên chăm sóc vệ sinh cho chó sạch sẽ trong giai đoạn này. Bạn nên cho chó thư giãn nhiều hơn, chơi đùa nhiều hơn … chó sẽ nhanh quên đi hiện tượng mang thai giả sớm thôi.
Giai đoạn đầu thai kỳ từ 1 – 30 ngày đầu
Sau khi chó được phối giống 1 ngày chó đến ngày thứ 30 thì đây là giai đoạn đầu trong thai kỳ, trong thời gian này chó cái chưa có các dấu hiệu mang thai, lúc này chó cái cần được cân chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm chất canxi vào khẩu phần ăn, tránh để chó ăn nhiều chất mỡ, không ăn quá no và quá nhiều, thời điểm này không nên thúc chó tăng cân, đặc biệt chú ý đến việc hoạt động của chó, tránh để tình trạng chó vận động quá mạnh hay làm việc quá nhiều, nên tránh cho chó tiếp xúc với những con chó khác, đặc biệt chó lạ.
Đối với một số chó cái trong 3 – 4 tuần đầu mang thai sẽ có hiện tượng biến ăn, tuy nhiên triệu chứng này sẽ sớm kết thúc sau khoảng một tuần. Nếu chó vẫn biến ăn và bỏ bữa thì bạn cần phải đưa chúng đến bác sĩ thú y để khám.
Giai đoạn giữa thai kỳ từ 31 – 45 ngày
Từ ngày thứ 31 – 45 của thai kỳ thì trở đi thì cơ thể của chó mẹ mới bắt đầu có những thay đổi rõ ràng hơn như đầu vú phát triển, bụng bắt đầu to ra, chó ăn nhiều hơn, lười vận động và ngủ nhiều hơn, con chó sẽ có những thay đổi lạ trong hành vi, tính tình. Trong thời kỳ này chó mẹ cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như tăng cường chất đạm, chất sắt và các loại rau củ quả, chú ý không cho chó mẹ ăn quá no trong một bữa mà phải chia nhiều bữa nhỏ, cung cấp nước uống đầy đủ cho chó. Đây là giai đoạn mà chó mẹ rất dễ bị sảy thai nếu không được chăm sóc cẩn thận, cần phải chú ý không cho chó vận động mạnh, chạy nhảy quá nhiều, chó và nơi ở của chó cần phải được giữ vệ sinh sạch sẽ.
Giai đoạn cuối thai kỳ 46 ngày đến khi đẻ
Ở giai đoạn cuối thai kỳ này chó mẹ cần phải được bổ sung loại thực phẩm Mega-cal theo hướng dẫn của bác sĩ thú y, cung cấp thêm chất canxi cho chó từ xương sụn được hầm mềm lấy nước.
Để chó mẹ có thể sinh nở an toàn, thời điểm này chó mẹ cần phải được cách li khỏi những con chó khác trong nhà và tránh tiếp xúc với những con vật khác ở bên ngoài, chó mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục và vận động hợp lý như đi bộ hàng ngày để duy trì thể lực và sức khỏe tốt.
Cần đưa chó mẹ đi khám bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe cho chó mẹ và cả thai nhi, bác sĩ sẽ chuẩn đoán thời gian chính xác chó mẹ sẽ đẻ để có thể chuẩn bị tốt cho cuộc sinh nở.
Cần lưu ý rằng bạn cần phải ghi chép cẩn thận thời điểm chó phối giống để theo dõi và tính ngày sinh đẻ cho chó.
Chó mang thai có cần đi tắm?
Bản năng của chó là lắc mình để vảy nước ở lông, sau khi tắm hoặc bị ướt. Việc này có ảnh hưởng không nhỏ tới đàn con trong bụng. Hãy hạn chế tối đa việc tắm cho chó mang bầu. Ưu tiên các phương pháp tắm khô cho cún cưng của mình.
Tuy nhiên vẫn còn một phương pháp khác để giải quyết vấn đế này. Đó chính là nếu chó bẩn quá, bạn nên mang tới các dịch vụ spa hoặc Grooming.
Không tắm cho chó khi đến ngày sinh hoặc vài ngày trước khi lâm bồn. Chó mẹ có thể sinh ngay trong lúc tắm, vì thế bạn nên chờ vài ngày sau đó rồi mới tắm cho chúng. (Nguồn: wikihow.vn)
Nếu bạn muốn tự tay mình tắm cho “bà bầu”, phải nằm lòng việc chăm sóc chó mang thai. Tránh xảy ra tình trạng không mong muốn.
- Phải chuẩn bị đầy đủ đồ đạc: khăn tắm, dầu tắm, tấm chống trượt… như lúc chưa mang bầu. Nên chuẩn bị thêm bánh thưởng để dụ chó.
- Phải trấn an tâm lý của bà bầu trước khi tiến hành. Hãy tắm trong không gian vẫn hay tắm và cố gắng hành động như bình thường. Đừng để chó cảm nhận điều gì khác lạ.
- Thao tác thật nhẹ nhàng hết mức có thể. Có thể nói chuyện hoặc âu yếm chúng trong quá trình tắm.
- Tránh tiếp xúc vào vùng bụng của chó khi di chuyển vào bồn tắm (nếu có).
- Lau khô tự nhiên sau khi tắm xong, hạn chế việc chó tự lắc mình hay sấy lông.
Đỡ đẻ cho chó tại nhà:
Khi chó mẹ quấn ổ, bạn để ý những cơn co gồng bụng của chó mẹ, chó mẹ thở hẹc hẹc, thè lưỡi ra, càng thở nhanh là cơn đau đẻ đang tới gần, bụng gồ lên – trườn xuống phía bụng dưới. Bạn thấy chó mẹ gồng mình lên rặn và nó sẽ thòi ra một mẩu đầu bọc bao thai, bạn đỡ hay để chó mẹ tự làm, bạn chờ cơn rặn kế tiếp, bạn sẽ đỡ xoay, kéo rất nhẹ chú cún con ra đời nằm trong cái bọc. Xé bọc ra ngay, nếu có khăn thì lau ngay mình cún con, nâng lên cho mẹ nó liếm, tay bạn lại mát xa vùng bụng chó mẹ theo chiều xuống để chó mẹ đẩy bánh nhau ra cho chú chó tiếp theo cơ hội chui ra.
Nếu chó con có biểu hiện ngạt nước ối, bạn cầm chú chó con trên tay, xoay cái đầu ra trước, vẩy nhẹ nhẹ (nặng hơn trọng lượng chú cún một chút) để nước ối văng ra và mát xa 2 bên phổi cho cún ngay. Tới khi bạn thấy chú cún tự thở được là được.
Khi chó mẹ đẻ xong bạn lấy nước đường pha chút muối ấm cho chó mẹ uống, cuộc vượt cạn của chó mẹ thành công.
Chú ý khi chó mẹ mới đẻ bạn nên:
Tránh gió, tránh người lạ, ăn đồ ăn ấm, không mỡ dành cho chó mẹ, một ngày ăn 4 lần, 3 lần sữa, bảo đảm chó mẹ lẫn con tròn trịa, khỏe mạnh.
Dấu hiệu của chó mẹ hạ canxi
Chó thở nhanh, sau đó lè lưỡi ra, tiếp đó là chân tay chó mẹ cứng, đứng lên không được, nhìn cơ bắp thấy giật giật liên hồi. Cấp cứu ngay lập tức bằng cách dùng calcisandoz 500mg lấy ¼ viên pha với nước nhỏ chút một cho chó mẹ rồi mang đi cấp cứu ngay. Ủ ấm cho chó mẹ.