Khi chú chó của nhà bạn xuất hiện biểu hiện ho bất thường – rất có thể đây là dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh cũi chó. Bệnh ho cũi chó, tên thường gọi của bệnh đường hô hấp truyền nhiễm (CIRD) có diễn biến rất phức tạp, là một bệnh hô hấp rất dễ gây lây lan diện rộng ở chó.
Ở Việt Nam, bệnh ho cũi chó thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nhất là giao mùa mưa và lạnh. Vậy bệnh ho cũi chó có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị và phòng bệnh ra sao? Hãy cùng J&PET tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Nhận biết triệu chứng ho cũi chó ở chó
- Ho khan, ho khạc xương kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất
- Ho thường xuất hiện và kéo dài suốt đêm khiến chó mất ngủ
- Dấu hiệu nôn ọe bất thường
- Chảy nước mũi, chảy dịch xanh, hay liễm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi đi kèm với dấu hiệu dịch chảy ra
- Mắt có dấu hiệu đục nhẹ tuy nhiên khó phát hiện nếu không quan sát kỹ và thiếu kinh nghiệm
- Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng tiến triển và có thể bao gồm viêm phổi, mất ngủ, sốt, lờ đờ và thậm chí gây tử vong.
Lưu ý : Trong trường hợp chú chó bị ho cũi ở thể nhẹ các triệu chứng không xuất hiện nhiều, chó vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường. Các chú chó con được tiêm phòng sẽ giảm tỷ lệ nhiễm bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh ho cũi chó
Một số vi sinh vật phổ biến nhất tạo nên ho cũi chó (CIRD) là vi khuẩn Bordetella bronchiseptica, adenovirus, virus parainfluenza và mycoplasma. Trên thực tế, bất kì sinh vật nào trong nhóm này, một mình hoặc kết hợp đều có thể là nguyên nhân chính gây nên bệnh . Ngoài ra, nhiễm trùng với sự kết hợp có thể gây tác động xấu, xu hướng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nhất.
Bệnh ho cũi cho hoàn toàn có thể lây lan, con đường lây chính là qua đường hô hấp, có thể lây qua hô hấp hoặc qua việc tiếp xúc với chó đang nhiễm bệnh.
Môi trường lý tưởng nhất để ho cũi chó lây lan là có độ ẩm cao, không thông thoáng. Thông thường, những con chó bị nhiễm bệnh khi chúng bị nhốt trong tình trạng mật độ dày, đông đúc với luồng lưu thông không khí kém và nhiều không khí ẩm (ví dụ: chuồng trại, phòng tiêm chủng, nơi huấn luyện chó, công viên địa phương, trạm cứu hộ động vật, phòng chờ của bệnh viện thú y hoặc spa cho chó…thường có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Thời gian ủ bệnh của ho cũi chó là 2 đến 14 ngày, chó thường bị ốm trong 1 đến 2 tuần.
Cách điều trị, chữa bệnh ho cũi chó hiệu quả
Có 2 hướng điều trị ho cũi cho tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Trường hợp phổ biến nhất là bệnh thể nhẹ (không kế phát): trường hợp khi chó có dấu hiệu nhẹ, bạn có thể sử dụng kháng sinh hoặc không. Khi điều trị phải giữ đúng liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ thú y, và cách ly chó bệnh là để tránh truyền bệnh. Có thể sử dụng các thuốc làm giãn phế quản như aminophylline hay thuốc giảm ho dành cho chó.
Trường hợp nặng hơn (có kế phát), khi đó chó có dấu hiệu không ăn, sốt run, hay có triệu chứng viêm phổi, kháng sinh thường là lựa chọn được sử dụng, phổ biến là Doxycycline hay Trimethoprim-Sulfa hoặc một số thuốc khác. Không nên sử dụng thuốc kháng viêm Steroid hay thuốc giảm ho vì các Steroid có thể gây nên trạng thái ức chế miễn dịch và cần phản xạ ho để làm sạch dịch tiết hay chất nhày trong trường hợp viêm phổi. Ngoài ra, hoàn toàn có thể dùng thuốc giãn phế quản và liệu pháp khí dung.
Lời khuyên: Với những ca trung bình hoặc nặng, bạn cần nhanh chóng đưa thú cưng đến cơ sở uy tín và tại đây thú y viên cần thận trọng khi bắt đầu điều trị, vì viêm phổi có thể gây chết nếu cách điều trị không phù hợp và chậm trễ.
Phòng bệnh ho cũi chó hiệu quả
- Nên tiêm vacxin phòng bệnh, liều parainfluenza 6 tháng 1 lần, ngay cả với chó trưởng thành
- Thường xuyên tẩy trùng, vệ sinh khu vực nuôi chó
- Giữ ấm cho chó, chú ý nuôi ở nơi khô ráo, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, điều độ và hợp lý
- Tránh đưa chó đến những nơi công cộng, tập trung nhiều chó
- Luôn luôn quan sát, phát hiện và nhận biết dấu hiệu bệnh khi còn nhẹ để có phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả hơn.
Ngay cả sau khi được tiêm vắc-xin, chó vẫn hoàn toàn có thể có nguy cơ bị ho cũi chó (mặc dù thường là một dạng ít nghiêm trọng hơn). Tốt nhất là bạn nên quan sát, đề phòng cẩn thận cho chú chó của mình.
Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ mang đến những chia sẻ hữu ích với bạn nhé!