Bệnh truyền nhiễm Canine parvovirus (thường gọi là bệnh Parvo) là bệnh viêm ruột – dạ dày có khả năng lây nhiễm cao, đây là căn bẹnh nguy hiểm bậc nhất gây tỷ lệ tử vong lớn.
Trong bài viết này J&PET sẽ cùng bạn tìm hiểu về bệnh Parvo là bệnh gì, mức độ nguy hiểm của bệnh ra sao, nguyên nhân từ đâu, cách phòng tránh và bệnh Parvo có chữa được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
1. Parvo là bệnh gì?
Đối với những bạn mới chăm thú cưng, bạn còn “chân ướt chân ráo” đến với cộng đồng nuôi cún cưng thì chắc hẳn khái niệm “Bệnh Parvo ở chó” còn khá mới mẻ.
Như đã đề cập từ đầu, Parvo là một căn bệnh nguy hiểm, gây tác động chủ yếu cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột của chó trên mọi độ tuổi với tỉ lệ tử vong cao, có thể lên đến 91% nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Tuy nhiên, bệnh Parvo ở chó rất hay bị nhầm lẫn với các một vài triệu chứng bệnh đường ruột do vi khuẩn hay giun ký sinh gây nên. Vì thế, bạn cần nắm rõ triệu chứng của bệnh này nhé.
2. Nhân biệt triệu chứng của bệnh Parvo
Chó con đang trong giai đoạn mới phát triển đường ruột sẽ xuất hiện các triệu chứng khoảng sau 3-10 kể từ thời điểm bị phơi nhiễm, nhưng phần lớn những con chó trưởng thành không có dấu hiệu cụ thể nào. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến nhất ở chó con thường gặp:
- Tiêu chảy (thường xuất hiện máu)
- Nôn mửa không rõ lý do
- Sốt liên tục, kéo dài
- Sức khỏe yếu, chỉ muốn nằm yên, lười vận động
- Biếng ăn, lười ăn
- Sụt giảm cân đột ngột
- Mất nước
Cảnh báo: Các dấu hiệu này xuất hiện thưa và không rõ ràng, đôi khi có thể nhầm lẫn nhóm bệnh khác. Tuy nhiên, ngay từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, điều quan trọng là đưa chó của bạn đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt bởi vì tỷ lệ tử vong của các trường hợp không được điều trị lên đến hơn 90%.
3. Bệnh Parvo lây nhiễm bằng cách nào?
Thứ nhất – Virus Parvo ở chó: Bệnh Parvo ở chó được gây ra bởi loại virus cùng tên thuộc họ Parvoviridae. Loại Parvovirus ở chó này thường phát triển thuận lợi nhất ở điều kiện nhiệt độ cao, thời tiết ẩm thấp và mưa nhiều…Có rất nhiều yếu tố dẫn đến con đường lây nhiễm Parvo ở chó, nhưng chủ yếu, virus lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp với chó mắc bệnh hoặc gián tiếp qua phân.
Hơn thế, có nhiều bằng chứng cho thấy con đường lây nhiễm Thứ hai – Virus Parvo có thể sống trong đất suốt 1 năm và chúng có khả năng chống lại hầu hết các sản phẩm làm sạch, tẩy rửa hoặc thậm chí thay đổi thời tiết. Trên thực tế, đây cũng là một con đường lây nhiễm khá phổ biến, nhất là khi chuyển đến địa điểm sống mới cho những chú chó cưng.
4. Parvovirus có thể điều trị được không?
Hoàn toàn không có cách chữa dứt điểm căn bệnh Parvo, tuy nhiên các sĩ thú y của bạn sẽ tập trung điều trị các triệu chứng mà con chó của bạn đang mắc phải trong thời gian bị bệnh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.
Đầu tiên, việc tăng cường và hỗ trợ hệ thống miễn dịch là chìa khóa để phục hồi sức khỏe của vật nuôi, trong đó tập trung cung cấp nước và nguồn dinh dưỡng là điều quan trọng thiết yếu trong việc duy trì cơ thể, chống lại sự mất nước sau quá trình xuất hiện dấu hiệu bị tiêu chảy. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm buồn nôn, ngoài ra kháng sinh giúp tăng tỉ lệ sống sót cho chó lên đến 70%, nhưng nếu mất nước quá nhiều sẽ khiến chó tử vong trong thời gian rất nhanh.
5. Phòng ngừa bệnh Parvo ở chó
Bước đầu tiên trong việc ngăn ngừa, phòng ngừa parvo hiệu quả là tiêm phòng, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã tiêm tất cả các loại vắc-xin cho chó con theo hướng dẫn đến từ bác sĩ thú y. Có ba mũi tiêm parvo, chó con dưới 6 tuần tuổi vẫn giữ được miễn dịch từ chó mẹ đã được tiêm phòng. Sau đó, chúng nhận được 2 đợt tiêm chủng chống lại parvo vào khoảng từ 6 đế 8 và 12 tuần tuổi.
Hơn thế, Parvo cực kỳ khỏe mạnh và có thể sống sót trên các khu vực bị nhiễm phân trong nhà thời gian rất lâu. Vì thế hãy luôn cẩn trọng trong việc vệ sinh hoặc cho cún tiếp xúc với những chú chó lạ, tốt nhất hãy sử dụng dung dịch nước / thuốc tẩy (tỷ lệ 15: 1) để rửa tất cả giường và làm sạch bát, đồ chơi – đồ huấn luyện cho chó, thùng, vòng cổ, dây xích, v.v…
Parvo là một căn bệnh hết sức bệnh nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chú chó nhà bạn. Chính vì thế, ngay từ khi chú chó ở những tuần tuổi đầu, bạn hãy đưa bé đi đến cơ sơ thú y uy tín để hướng dẫn chi tiết về lịch tiêm chủng nhằm ngừa Parvo. Đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nguồn nước, thuốc men cho bé và giữ vệ sinh nhà cửa, khu vực chuồng – rào, đồ chơi cho chó thật sạch sẽ, bạn nhé.